Dịch Bệnh Đuôi Que (Đuôi gậy) trong Leopard Gecko

4/5 - (1 bình chọn)

Dịch Bệnh Đuôi Que (Đuôi gậy) Leopard Gecko
(Stick tail disease in Leopard Geckos)
—————————————————-

1/ Thuật Ngữ “Stick Tail” – “Vi khuẩn Bacterium” – “Gram Âm Dương” .

– “Stick tail” là 1 thuật ngữ giảm cân trong tắc kè da báo ( Leopard geckos ) và tắc kè béo đuôi (Fat – tail geckos )
Thông thường nó được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng đường ruột do Cryptosporidium varanae .
Nguyên nhân khác khiến bị bệnh là do bị nhiễm trùng đường tiêu hóa của động vật nguyên sinh ( trùng roi ) và vi khuẩn Gram Âm ( Gram Negative Bacterium ) . Áp xe bên trong và tình trạng viêm ( U hạt ) cũng là biểu hiện phổ biến .

( Ảnh ví dụ bên dưới : Một chú tắc kè đuôi béo )

44444

 

Shop xin giải thích từng cụm từ sau :
+ Bacterium : là vi khuẩn, ko phải virus. Vi khuẩn lớn hơn virus và bị tiêu diệt bằng kháng sinh.
+ Gram Negative là Gram Âm (có mầu đỏ khi soi qua kính hiển vi, còn Gram Dương sẽ là mầu tím đậm khác hẳn ạ).
+ Vi khuẩn gây bệnh thông qua nhiều yếu tố :
Vết thương hở.
Thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn
Tiếp xúc gần với loài đang nhiễm bệnh
Tiếp xúc với chất thải (phân, nước bọt) của loài đang nhiễm bệnh
Hít thở gần lòai đang nhiễm bệnh khi loài đó ho hay hắt hơi
Quên rửa tay sau khi tiếp xúc với loài khác cũng là cách đưa vi khuẩn tiếp cận vào nó .

2/ Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh “Stick Tail”
– Giảm cân và chiếc đuôi béo bị co lại khiến đuôi nhỏ lại và bao phủ phần đốt sống đuôi.
“Stick Tail” thường kèm theo tiêu chảy, chán ăn, bỏ ăn và dành thời gian chính trong hang trú của mình. Nó có thể lây truyền và ảnh hưởng đến nhiều lồng trong một khu vực nuôi .
(Ảnh ví dụ bên dưới : Một chú tắc kè đuôi gậy)

55555

 

3/ Loài có nguy cơ mắc bệnh :
Không chỉ ở tắc kè da báo mà nó còn xuất hiện cả ở các loài thằn lằn khác.. Đây là một tin buồn cho cộng đồng Bò Sát chúng ta.

4/ Nguy cơ từ điều kiện nuôi nhốt hoặc yếu tố khác .
Bất kì trường hợp nào chăn nuôi chưa tốt đều có thể gây ra suy giảm miễn dịch và tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm. Điều kiện vệ sinh không cho phép như là: không dọn thức ăn thừa, không dọn phân, nguồn nước bị ô nhiễm nên mọi người cần chú ý ở bước này (nên lập ra thời khóa biểu để dọn dẹp cho đúng lịch trình). Thêm cả nguyên nhân thiếu vitamin A trong chế độ ăn uống nữa ạ.

5/ Chẩn đoán xét nghiệm của một bác sĩ Thú Y .
Các bạn có thể đem mẫu phân tới các phòng khám thú y cao cấp bên Chó Mèo Chim Bò Sát. Họ đều có thể xét nghiệm được. Nếu có động vật nguyên sinh (trùng roi) v..v.. thì chuẩn xác rồi ạ .

6/ Cách phòng chống và phương pháp cách ly
+ Tắc kè bị ảnh hưởng phải tách riêng ra một môi trường khác . Điều này giúp ngăn chặn lây lan của căn bệnh này và có thể loại bỏ chúng khỏi sự lây lan với những con tắc kè chung chuồng .
+ Nếu xác nhận chúng bị bệnh nhiễm kí sinh trùng , cần tách riêng ra khẩn cấp . Xem kĩ lại nguyên nhân khiến chúng bị vậy bởi lý do gì . Nếu trong 45 ngày tới chúng không tăng cân và bị giảm cân thì vẫn có thể có dấu hiệu của việc mang bệnh .
+ Tiến hành kiểm dịch sau 45 ngày cho chắc chắn trước khi đưa ra kết luận: Khỏi bệnh.
+ Vệ sinh đúng cách và Vệ sinh môi trường. Nên để lót tạm bằng giấy trắng, 1 đĩa nước, 1 hang trú ẩn và thường xuyên thay dọn hàng ngày. Chuồng nhựa nên rửa bằng nước xà phòng (ngâm rửa sạch sẽ tránh để lại nước xà phòng dính trong chuồng).
+ Phương pháp điều trị của một bác sĩ thú y có tâm là họ sẽ dùng loại thuốc gồm có 4/6 thành phần này : “Paromomycin” – “Metronidazole” – “Ronidazole” –“ Trimethoprim-sulfa” – “ amikacin “ – “enrofloxacin”
Ba loại thành phần đầu giúp kiểm soát trường hợp của vi khuẩn Cryptosporidium varanae như mình nói ban đầu, tiêu diệt sinh vật đơn bào hình roi và một số loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Còn Trimethoprim-sulfa, amikacin, enrofloxacin kháng sinh đối với các bệnh nhiễm khuẩn Gram âm.

+ Khi chúng bị vậy, đường ruột có thể đã bị nghiệm trọng. Không còn khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng. Chế độ ăn dạng lỏng rất cần thiết vào lúc này. (bằng mọi cách ép ăn dạng lỏng).
+ Điều quan trọng đó là sự chẩn đoán của bác sĩ thú y. Nó là nguồn tin cậy thông qua việc: xét nghiệm. Tránh trường hợp tự chuẩn đoán bệnh vì bạn có thể lãng phí thời gian nhiều ngày mà không có hiệu quả .
( Xét nghiệm 100k 200k/ 1 lần tại các phòng khám thú y chó mèo toàn quốc).

 

7/ Con người trực tiếp gây ra lây lan bệnh qua động vật .
Như tiêu đề , động vật lây lan bệnh trong môi trường không phải là yếu tố chính. Yếu tố chính là do bàn tay chúng ta không được sạch sẽ khi chạm từ nguồn bệnh chỗ khác rồi tiếp xúc với con vật thứ 2. Rửa tay xà phòng là phương pháp đề phòng hiệu quả .

Kết thúc .
Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ , một con vật khỏe mạnh bên cạnh chúng ta .

Pop Pet Shop xin chào và Hẹn gặp lại .

7777 66666 7777 66666

———————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ

WEBSITE   : POPPETSHOP.VN (Kênh thông tin tổng hợp về bò sát)

FANPAGE   : Pop Pet Shop  (Kênh đăng bài mua bán trên FACEBOOK)

YOUTUBE  : Pop Pet Shop  (Kênh Video bổ ích từ Shop)

GIAO DỊCH : Mua Hàng  (Giao dịch 63 tỉnh thành trong cả nước thông qua 3 cơ sở Hà Nội – Đà Nẵng – Hồ Chí Minh)

CHẾ ĐỘ : Bảo Hành 1 đền 1 (Bảo hành sức khỏe 100% tới tận tay khách hàng, hỗ trợ tư vấn giám sát khi nuôi)

———————————————–

Giao Hàng Nhanh – FreeShip – Thẻ Tích Điểm – Bảo Hành 1 đền 1 – Nhiều Voucher trong năm.

ĐỊA CHỈ – ĐỊA CHỈ – ĐỊA CHỈ:
– TP.Hà Nội : Số 18 ngõ 152 Hào Nam. Quận đống đa (Ngõ ô tô). SĐT 097.718.3090 (Mr.Quân)
– TP.Đà Nẵng : Tạm thời đóng cửa bởi lý do giấy tờ. Cơ Sở HN – HCM sẽ ship hàng về miền trung trong thời gian này. Thành thật xin lỗi quý khách.
– TP.Hồ Chí Minh : 135/1 Nguyễn Văn Cừ F2 Q5. (Quý khách đi hẻm 119 bên cạnh dễ vào và đường ô tô to hơn. Chỉ 10m). SĐT 098.789.3090 (Mr.Quân)
——————————HOTLINE 3 MIỀN: 097 718 3090 (Trực Đàm 24/7)——————————
Email: [email protected]

Trả lời

Chat With Me on Zalo